Sóc Trăng: khuyến cáo nông dân tránh nôn nóng xuống giống vụ lúa Hè Thu

25/04/2024 07:23
UBND tỉnh Sóc Trăng khuyến cáo nông dân tránh xuống giống vụ lúa Hè Thu năm 2024 ở các vùng chưa có nước ngọt ổn định; chỉ tổ chức canh tác khi đã có mưa trên diện rộng hoặc ở vùng có nguồn nước đảm bảo cung cấp ổn định.

Trước diễn biến của thời tiết nắng nóng, hạn hạn, xâm nhập mặn và nguy cơ thiếu nước sản xuất và sinh hoạt, UBND tỉnh Sóc Trăng vừa ban hành Kế hoạch phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn mùa khô trên địa bàn tỉnh năm 2024.

Theo kế hoạch, các địa phương, đơn vị trong tỉnh cần chủ động ứng phó nhanh, kịp thời và tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn.

Trước hạn mặn phức tạp, có nguy cơ thiếu nước sản xuất và sinh hoạt, người dân nên hạn chế xuống giống vụ Hè Thu.
Trước hạn mặn phức tạp, có nguy cơ thiếu nước sản xuất và sinh hoạt, người dân nên hạn chế xuống giống vụ Hè Thu.

Tập trung huy động mọi nguồn lực để thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn; thực hiện tốt việc ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của người dân, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn gây ra.

Tỉnh cũng yêu cầu thực hiện tốt tinh thần và tư thế chuẩn bị sẵn sàng, đầy đủ vật chất, phương tiện để ứng phó khi nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn xảy ra theo phương châm “bốn tại chỗ”.

Các địa phương cần xây dựng kế hoạch, kịch bản phù hợp với địa bàn quản lý, tranh thủ sự hỗ trợ từ các nguồn vốn, đảm bảo hạnh chế thấp nhất thiệt hại về sản xuất và dân sinh. Sử dụng nguồn nước một cách khoa học, tiết kiệm, hiệu quả, hợp lý, triệt để chống thất thoát, lãng phí nước.

Cống ngăn mặn Rạch Mọp ở Sóc Trăng được xây dựng với tổng kinh phí trên 500 tỷ đồng, dự kiến vận hành cuối năm 2024, để kiểm soát mặn, giữ ngọt cho 36.000 ha trên địa bàn 2 tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang.
Cống ngăn mặn Rạch Mọp ở Sóc Trăng được xây dựng với tổng kinh phí trên 500 tỷ đồng, dự kiến vận hành cuối năm 2024, để kiểm soát mặn, giữ ngọt cho 36.000 ha trên địa bàn 2 tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang.

Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đang xây dựng để đưa vào vận hành, khai thác, kịp thời ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất và dân sinh vào mùa khô.

Tăng cường, khuyến cáo, hướng dẫn người dân tuân thủ khuyến nghị, cảnh báo của ngành trồng trọt không xuống giống vụ lúa Hè Thu năm 2024 ở các vùng chưa có nước ngọt ổn định; chỉ tổ chức canh tác khi đã có mưa trên diện rộng hoặc ở vùng có nguồn nước đảm bảo cung cấp ổn định.

Rà soát các khu vực có nguy cơ bị thiếu nước sinh hoạt để chủ động tổ chức các giải pháp bảo đảm cấp nước sinh hoạt, có kế hoạch phân phối nước cụ thể cho từng giai đoạn và điều chỉnh hợp lý khi nguồn nước bị thiếu hụt nhằm đảm bảo đủ cấp nước sinh hoạt trong thời kỳ xẩy ra nắng nóng, hạn hán, thiếu nước, xâm nhập mặn...

Ông Huỳnh Ngọc Nhã - Giám đốc Sở NN&PTNT Sóc Trăng cho biết: Tại thời điểm này, độ mặn đang ở mức cao. Để đảm bảo an toàn cho sản xuất, ngành nông nghiệp tỉnh đã chỉ đạo ngành chức năng vận hành hợp lý công trình thủy lợi và khuyến cáo người dân tích trữ nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

Sở cũng đề nghị các địa phương chủ động tăng cường công tác thông tin về tình hình nguồn nước, xâm nhập mặn trên các phương tiện thông tin đại chúng để người dân ứng phó kịp thời; sử dụng nước ngọt tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời chia sẻ nguồn nước trong hoạt động sản xuất tại địa phương.

Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần chủ động kiểm tra nguồn nước trước khi lấy nước vào bơm, tưới trong sản xuất nông nghiệp, tuân thủ theo hướng dẫn, khuyến cáo của ngành chuyên môn trong thời gian diễn ra cao điểm hạn hán, mặn xâm nhập... 

Theo Sở NN&PTNT Sóc Trăng, tình hình nước mặn xâm nhập trên địa bàn tỉnh từ đầu mùa khô đến nay diễn biến phức tạp, cao điểm từ tháng 2, tháng 3/2024. Các địa phương bị ảnh hưởng của hạn mặn cao nhất là tại huyện Trần Đề, Long Phú và Kế Sách; các địa phương còn lại tuy có đê bao và cống ngăn mặn, trữ ngọt nhưng vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng nếu xâm nhập mặn diễn ra gay gắt, kéo dài.

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Sóc Trăng, tình hình xâm nhập mặn mùa khô tại Sóc Trăng năm 2023-2024 sớm và ở mức cao hơn so với cùng kỳ mùa khô năm 2022-2023. Thống kê riêng của huyện Long Phú đã có trên 6.000 ha lúa, huyện Trần Đề có trên 512 ha lúa vụ 3 được xuống giống và có ít nhất trên 1.600 ha bị ảnh hưởng giảm năng suất do thiếu nước hoặc bị mặn xâm nhập; trong đó có 43 ha lúa được ghi nhận đã bị thiệt hại hoàn toàn.


Tin xem thêm

The RiO và tọa độ tâm mạch kết nối giao thương giữa trung tâm Đà Nẵng

Kinh tế
11/07/2025 16:12

Kinhtedothi - Giữa bối cảnh quỹ đất ven sông gần như không còn, The RiO – phân khu thấp tầng thuộc quần thể Sun Ponte Residence với tầm nhìn trực diện sông Hàn và “phông ...

Hà Nội dự kiến hỗ trợ 890 hộ cận nghèo dịp Quốc khánh 2/9

Kinh tế
11/07/2025 16:11

Kinhtedothi - Nằm trong chuỗi các hoạt động kỷ niệm 80 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, Hà Nội đang xây dựng kế hoạch, dự kiến bố trí gần 4,5 tỷ đồng để hỗ trợ ...

Giá vàng hôm nay 10/7: thế giới tăng, trong nước giảm mạnh

Kinh tế
10/07/2025 17:20

Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay 10/7, thị trường thế giới bật tăng so với phiên trước đó. Thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC và nhẫn cùng đảo chiều giảm mạnh.

Tỷ giá USD hôm nay 10/7: ngân hàng tăng, thị trường tự do giảm

Kinh tế
10/07/2025 17:19

Kinhtedothi - Tỷ giá USD hôm nay 10/7, thị trường tự do tiếp tục giảm so với phiên trước đó. Các ngân hàng thương mại đảo chiều tăng mạnh giá mua – bán đồng USD. Tỷ giá t...

Hà Nội bố trí 1.012 nhà vệ sinh phục vụ người dân dịp Quốc khánh 2/9

Kinh tế
10/07/2025 17:18

Kinhtedothi - Trong tháng 8/2025, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội sẽ lắp đặt 612 nhà vệ sinh lưu động, đồng thời huy động cơ quan, trường học, bệnh viện, nhà dân… cho...

Giá xăng đồng loạt tăng nhẹ từ chiều ngày 10/7

Kinh tế
10/07/2025 17:12

Kinhtedothi - Từ 15 giờ chiều nay (10/7), giá xăng tăng nhẹ 200 đồng/lít; giá các mặt hàng dầu cũng đồng loạt tăng nhẹ, trừ dầu mazut.

Giá tiêu hôm nay 8/7/2025: tăng trở lại, đồng loạt vượt mốc 140.000 đồng/kg

Kinh tế
08/07/2025 17:30

Kinhtedothi - Giá tiêu hôm nay 8/7/2025 trong khoảng 140.000 - 144.000 đồng/kg. Sau 2 ngày giảm cuối tuần trước, giá tiêu khởi sắc trở lại, vượt qua mốc 140.000 đồng/kg. ...

Giá cà phê hôm nay 8/7/2025: tổng hoà nguyên nhân đẩy cà phê giảm mạnh đầu tuần

Kinh tế
08/07/2025 17:28

Kinhtedothi - Giá cà phê hôm nay 8/7/2025 trong khoảng 93.500 - 94.000 đồng/kg. Cà phê đầu tuần này giảm mạnh do chịu nhiều yếu tố. Đầu tiên là ảnh hưởng của đồng USD tăn...

Giá vàng hôm nay 8/7: SJC và nhẫn giảm mạnh

Kinh tế
08/07/2025 17:28

Kinhtedothi - Giá vàng hôm nay 8/7, thị trường thế giới đảo chiều tăng so với chốt tuần trước đó. Thị trường trong nước, giá vàng miếng SJC và nhẫn cùng giảm mạnh.