Tràn lan nông sản không rõ xuất xứ đội lốt hàng Việt

25/04/2024 07:33
Hiện nay, trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm nông sản xuất xứ không rõ ràng nhưng lại được quảng bá là sản phẩm Việt Nam. Điều này đã gây hoang mang cho người tiêu dùng và ảnh hưởng tới thương hiệu nông sản Việt.

Rao bán công khai hàng ngoại núp bóng hàng Việt

Thời điểm này, tại hệ thống chợ dân sinh và trên các hội nhóm của mạng xã hội Facebook, Zalo bày bán khá nhiều sản phẩm cải mầm đá với giá rẻ từ 30.000 - 35.000 đồng/kg và được quảng bá là “hàng chính gốc Sa Pa”.

Thế nhưng theo một chủ sạp kinh doanh rau quả tại chợ đầu mối phía Nam, cải mầm đá giá rẻ bày bán tại Hà Nội chủ yếu là hàng Côn Minh (Trung Quốc) đưa vào Việt Nam tại cửa khẩu Lào Cai chứ không phải hàng Sa Pa. Diện tích trồng cải mầm đá tại Bắc Hà và Sa Pa chỉ khoảng 10ha và đã sắp hết mùa thu hoạch nên giá bán tại đây dao động từ 45.000 - 70.000 đồng/kg, không có giá rẻ như các tiểu thương quảng cáo.

Rao bán công khai cải mầm đá không rõ nguồn gốc núp bóng xuất xứ Sapa trên mạng xã hội. Ảnh: Hoài Nam
Rao bán công khai cải mầm đá không rõ nguồn gốc núp bóng xuất xứ Sapa trên mạng xã hội. Ảnh: Hoài Nam

Tương tự, mặt hàng hoa quả cũng trong tình trạng này tương tự khi nhiều tiểu thương bầy bán mặt hàng táo đá Hà Giang, nho Ninh Thuận với giá khá rẻ chỉ 15.000-35.000 đồng/kg.

Tại chợ đầu mối hoa quả Long Biên (Hà Nội), anh Nguyễn Phương Bắc, một chủ đại lý cung cấp hoa quả cho biết, mặt hàng được gọi là táo đá Hà Giang thực chất là hàng nhập từ Trung Quốc về Việt Nam theo đường tiểu ngạch. Tuy nhiên, mặt hàng này đã được tiểu thương gắn mác táo Hà Giang để lấy lòng người mua. 

Chia sẻ việc sản phẩm nho Trung Quốc mạo danh nho Ninh Thuận, chủ trang trại nho Ba Mọi (huyện Ninh Phước, Ninh Thuận) Nguyễn Văn Mọi cho rằng, thời gian gần đây, nho Ninh Thuận bị nho Trung Quốc mạo danh. Riêng về giá bán, nếu chỉ 20.000 – 30.000/kg là không có bởi ngay đối với nho loại 2, loại 3, thương lái đã mua tại vườn với giá 30.000 – 35.000 đồng/kg, còn nho loại 1 phải từ 50.000 đồng/kg. Riêng đối với thương hiệu nho Ba Mọi, trang trại chỉ phân phối tại hệ thống các siêu thị như Coop Mart, BigC, Vinmart…

Lực lượng QLTT Hà Nội bắt giữ cam nhập lậu núp bóng hàng Việt tại số 9 Hồng Hà, phường Yên Phụ (Tây Hồ). Ảnh: Hoài Nam
Lực lượng QLTT Hà Nội bắt giữ cam nhập lậu núp bóng hàng Việt tại số 9 Hồng Hà, phường Yên Phụ (Tây Hồ). Ảnh: Hoài Nam

Thông tin từ Cục Quản lý thị trường (QLTT) Hà Nội cho thấy, thời gian qua xuất hiện tình trạng một số nông sản, thủy sản không rõ nguồn gốc, xuất xứ được bày bán trên thị trường dưới tên gọi của sản phẩm cùng loại với nông sản Việt Nam như nho Ninh Thuận, khoai tây Đà Lạt, cá tầm và cải mầm đá Sa Pa... hoặc dán nhãn mác hàng Việt, đánh lừa người tiêu dùng.

Ngày 12/4, đội QLTT số 9 (Cục QLTT Hà Nội) kiểm tra hộ kinh doanh trái cây tại địa chỉ số 9 Hồng Hà, phường Yên Phụ (Tây Hồ) đã  phát hiện hộ này đang kinh doanh 450 kg cam có xuất xứ từ nước ngoài, không có hóa đơn chứng từ chứng minh tính hợp pháp của hàng hóa. Chủ cửa hàng thừa nhận số lượng cam này sẽ núp bóng nông sản Việt để tiêu thụ.

Pháp lý chưa theo kịp thực tế

Thông tin về những thủ đoạn nông sản ngoại núp bóng hàng Việt để tiêu thụ, Cục Trưởng Cục QLTT Hà Nội Chu Xuân Kiên cho biết, việc nông sản ngoại đội lốt hàng Việt Nam đang diễn ra với hai hình thức. Cụ thể, hàng nước ngoài nhập khẩu sau đó trộn cùng với nông sản Việt Nam để bán ra thị trường hoặc thay mác thành hàng Việt Nam. Hiện tượng đội lốt nói trên là một hình thức gian lận thương mại trong kinh doanh.

Đào Trung Quốc nhập vào Việt Nam theo đường tiểu ngạch núp bóng nông sản Việt để tiêu thụ. Ảnh: Hoài Nam
Đào Trung Quốc nhập vào Việt Nam theo đường tiểu ngạch núp bóng nông sản Việt để tiêu thụ. Ảnh: Hoài Nam

Theo các chuyên gia kinh tế, sở dĩ có tình trạng này là do các quy định của pháp luật còn nhiều lỗ hổng, chưa theo kịp thực tế, thiếu các quy định nhận diện hàng Việt. Nguyên Chủ tịch Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam Vũ Thị Hậu nêu rõ, hiện các quy định của pháp luật về nhãn hàng hóa không yêu cầu thương nhân phải ghi nhãn hàng hóa đối với nông sản và thủy sản bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Đồng thời các quy định của pháp luật về truy xuất nguồn gốc chưa được áp dụng một cách toàn diện và triệt để đối với nông sản, thủy sản.

"Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm có đưa ra các quy định về truy xuất nguồn gốc đối với thực phẩm nhưng quy định này chỉ áp dụng đối với sản phẩm "không bảo đảm an toàn” thì thương nhân mới phải thực hiện quy trình truy xuất nguồn gốc với thực phẩm"- bà Hậu dẫn chứng

Phó Cục trưởng Cục Nghiệp vụ (Tổng cục QLTT) Nguyễn Đức Lê, chia sẻ, mặc dù pháp luật đã có các quy định chi tiết về cách xác định một sản phẩm được coi là có xuất xứ Việt Nam, tuy nhiên, các quy định này mới được áp dụng cho hàng xuất khẩu, không áp dụng đối với các loại hàng hóa lưu thông trên thị trường nội địa. Do vậy, trong rất nhiều trường hợp, nhất là mặt hàng nông sản các cơ quan chức năng không biết phải căn cứ vào quy định nào để xác định đó có phải là nông sản Việt Nam hay không.

QLTT Hà Nội kiểm tra nguồn gốc xuất xứ nông sản nhập khẩu tại siêu thị. Ảnh: Hoài Nam
QLTT Hà Nội kiểm tra nguồn gốc xuất xứ nông sản nhập khẩu tại siêu thị. Ảnh: Hoài Nam

Để giải quyết những bất cập trên, vừa qua Bộ Công Thương đã kiến nghị Chính phủ giao Bộ KH&CN rà soát các quy định về ghi nhãn hàng hóa đối với nông thủy sản tại Nghị định 43/2017/NĐ-CP. Giao Bộ Công Thương xây dựng văn bản quy định như thế nào là sản phẩm Việt Nam áp dụng cho hàng hóa lưu thông trong nước. Bên cạnh đó, giao Bộ Y tế rà soát lại các quy định về truy xuất nguồn gốc thực phẩm tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP.

Ngoài ra, để kiểm soát truy xuất nguồn gốc đạt hiệu quả, cơ quan chức năng phải quy định rõ trách nhiệm của cơ quan thương mại biên giới như hải quan, biên phòng… tiếp đến là lực lượng quản lý thị trường trong nước. Làm được như vậy mới kiểm soát được việc ghi nhãn mác hàng hóa.

Nhằm tăng cường kiểm soát, "xóa sổ" điểm kinh doanh nông sản trôi nổi UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 294/KH-UBND triển khai đề án tăng cường quản lý các cửa hàng kinh doanh trái cây trên địa bàn thành phố. Cụ thể, trong năm 2024, TP Hà Nội sẽ tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ trái cây lưu thông trên địa bàn về nguồn gốc xuất xứ, từ đó xóa bỏ các điểm kinh doanh trái cây không bảo đảm điều kiện an toàn thực phẩm.


Tin xem thêm

Cổ phiếu doanh nghiệp chuyên đào đá quý giảm sàn 3 phiên liên tiếp

Tin tức
02/01/2025 14:48

Sau chuỗi tăng trần 6 phiên liên tiếp, cổ phiếu KSV của Vimico đã quay đầu giảm kịch sàn, thị giá "bốc hơi" 30% chỉ sau 3 phiên.

Cổ phiếu HNG tăng trần sau tin trả hết nợ cho công ty bầu Đức

Tin tức
02/01/2025 14:44

Với việc thanh toán hết nợ, HAGL Agrico sẽ được nhận về các tài sản như quyền sử dụng đất và quyền khai thác 5.357 ha cọ dầu trên diện tích 9.470 ha và nhiều tài sản khác...

Chính thức cất nóc tòa căn hộ đầu tiên tại đô thị nghỉ dưỡng Sun Group Hà Nam

Tin tức
02/01/2025 14:43

Ngày 28/12, tòa tháp cao tầng đầu tiên của dự án Đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City Hà Nam đã chính thức cất nóc, vượt tiến độ đề ra. Đây là dấu mốc quan trọng của Sun Grou...

Biến động tài sản của tỷ phú Việt Nam trong năm 2024

Tin tức
31/12/2024 15:16

Tổng giá trị tài sản của 6 tỷ phú Việt Nam đến cuối năm 2024 là 13,4 tỷ USD, tăng 93 triệu USD so với năm 2023, trong đó chỉ có tỷ phú Phạm Nhật Vượng ghi nhận tài sản gi...

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chính sách hỗ trợ nông dân cần sát thực tế hơn

Tin tức
31/12/2024 15:15

Trong bối cảnh đất nước đạt được kết quả tích cực trên mọi lĩnh vực, Thủ tướng kỳ vọng ngành nông nghiệp sẽ đẩy mạnh tăng tốc với tăng trưởng GDP đạt ít nhất 8% trong năm...

HAGL thanh toán thêm 824 tỷ đồng gốc trái phiếu

Tin tức
31/12/2024 15:14

Liên tiếp trong những ngày gần đây, HAGL đã thanh toán hơn 1.000 tỷ đồng tiền gốc trái phiếu, phần còn lại dự kiến sẽ được hoàn tất trong quý II/2024.

Không khí sắm Tết "ấm lên" từng ngày, hàng Việt chiếm lĩnh thị trường

Tin tức
31/12/2024 15:13

Dịp Tết năm nay, người tiêu dùng có xu hướng chuộng các sản phẩm hàng Việt Nam hơn vì có chất lượng tốt kèm theo tiết kiệm chi phí.

Giá vàng 30/12: Vàng SJC lùi về ngưỡng 84,50 triệu đồng/lượng

Tin tức
30/12/2024 15:36

Giá vàng trong nước đi xuống phiên sáng 30/12, trong đó vàng SJC lùi về ngưỡng 84,50 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn cũng giảm từ 100.000-200.000 đồng/lượng.

Phát triển bền vững - Động lực mới thúc đẩy thị trường bất động sản

Tin tức
30/12/2024 15:35

Đối với thị trường bất động sản, tính bền vững dần trở thành chìa khóa để tăng tính cạnh tranh cho dự án và trở thành yếu tố cốt lõi trong quy hoạch phát triển đô thị.